Bí quyết để nắm bắt tâm lý của nhà tuyển dụng

ôi khi những lời nói của bạn sẽ bị mâu thuẫn. Ngoài ra, có thể nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết nhiệm vụ, công việc trước kia của bạn hoặc yêu cầu bạn giải thích tại sao những thành tích mà bạn nói đến trong buổi phỏng vấn lại không có trong hồ sơ xin việc.


Nhà tuyển dụng luôn là một “ẩn số” đối với ứng viên. Những ứng viên tìm việc luôn muốn biết thực sự nhà tuyển dụng đang muốn gì và cần gì ở họ. Để giúp các ứng viên tìm việc “giải mã” những thắc mắc về nhà tuyển dụng, dưới đây là 3 điểm mà ông/bà ta muốn làm rõ hơn về bạn:

1. Ứng viên này có phù hợp không?

Hãy hình dung: Bạn đang ứng tuyển vào vị trí chuyên gia vi tính tại một công ty. Trong công ty đó, công việc mà bạn ứng tuyển đòi hỏi hạn chót hoàn thành luôn chính xác và mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong công ty rất nghiêm túc. Để luôn vui vẻ khi làm ở vị trí này, bạn phải biết cách điều chỉnh căng thẳng tốt và chấp nhận thực thi mọi việc dưới quyền quản lý của sếp. Đó là những điều nhà tuyển dụng muốn biết về bạn. Ngoài ra, ông/bà ta cũng sẽ đòi hỏi những tính cách, mối quan tâm và ứng xử nghề nghiệp mà bạn cần có. Ông/bà ta muốn kiểm tra kỹ vì nếu tìm được người phù hợp, công ty sẽ giảm chi phí tuyển dụng và tiết kiệm được tiền cho công ty. Để xác định kỹ năng điều chỉnh stress của bạn, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn kể về cách xử lý tình huống khó mà bạn đã từng trải qua, ví dụ như ông/bà ta có thể hỏi cách xử lý của bạn trước những công việc có thời hạn hoàn thành ngoài khả năng. Khi trả lời, bạn nên giải thích thêm bạn đã học hỏi được những gì từ kinh nghiệm đó.

2. Ứng viên có thật thà không?

Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn đóng một vai nào đó, ví dụ như bạn trở thành một thẩm phán hoặc cảnh sát. Theo cách đó, ông/bà ta sẽ đánh giá bạn có đáng tin cậy hay không. Vì vậy, nếu bạn bịa chuyện nhiều mà không có dẫn chứng xác thực, chắc chắn bạn sẽ bị lúng túng và không đáng tin trước mặt ông/bà ta. Đôi khi những lời nói của bạn sẽ bị mâu thuẫn. Ngoài ra, có thể nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết nhiệm vụ, công việc trước kia của bạn hoặc yêu cầu bạn giải thích tại sao những thành tích mà bạn nói đến trong buổi phỏng vấn lại không có trong hồ sơ xin việc.

3. Tôi có thật sự muốn làm việc với ứng viên này không?

Nhà tuyển dụng cũng là con người và ông/bà ta rất dễ thu hút bởi những ứng viên để lại ấn tượng sâu sắc. Ôn/bà ta sẽ tự hỏi: Ứng viên này có thân thiện, lịch sự, nhiệt tình không? Những cử chỉ của bạn sẽ là đáp án để ông/bà ta đánh giá. Họ có thể hỏi bạn: Bạn bè và gia đình nghĩ gì về bạn? Sếp cũ của bạn nói gì về bạn? Khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, bạn nên hỏi đồng nghiệp và bạn bè về những điều trên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *